Traditional Folklore Art
In the traditional Dao rituals, there is a special ritual called Coming-of-age ritual or Maturity ritual only available for men which is, up to now, still preserved and maintained. Dao people think that if a man has not undergone a coming-of-age ritual, even though he is old, he is still a child as he does not have a worshipper and an underworld name, and is not granted the maturity. Those who have undergone the coming-of-age ritual even at a young age are still considered as adults. They may participate in the village's important work and assist the worshipper with the worship.
They also conceive that only through the Coming-of-age ritual can a man know what is right or wrong in life, and truly be the descendant of Ban Vuong, and reunite with the ancestors upon death. If religious and belief factors are removed, the Coming-of-age ritual is highly educational, reflected in the teachings towards good and non-evil deeds. The teachings are given by the oath under the witness of the ancestors and the underworld mandarin; therefore, the education is even more valuable.
The Coming-of-age ritual is usually held in November, December or January every year, as this is an idle time. The day of worship is always carefully selected. The Red Dao and Dao Tien people often perform the Coming-of-age ritual at the age of 12-30, sometimes at old age, while that of the Dao Ao Dai people is 11-19 years old. The Red Dao people can organize the Coming-of-age ritual for a maximum of 13 people per time (if fewer, the number must be odd) at their homes, while the Dao Ao Dai people performs the Coming-of-age ritual for only one person at a time at his home.
Near the ritual day, the families must send people to bring offerings to the worshipper. Any man involved in the ritual must abstain from singing, fighting, sleeping with others, etc. In order to serve the ritual and treat the witnessing villagers, the families having men involved in the ritual must prepare essential items such as pig, rice, wine, and worshipper costumes, etc. Each group of Dao has different coming-of-age levels: 7 lamps for the Red Dao and Dao Ao Dai, and 3 lamps for Dao Tien. Each Coming-of-age ritual must have 6 shamen who perform various duties and rituals.
The shamen, before the ritual, must worship the ghosts at their ancestor's altars to ask for blessings and support. At the ritual place, they hung paintings of the Jade Emperor and the gods of the Dao people, and set up the ancestor's and the gods’ altars. When performing the ritual, the shamen must perform a lot of worshipping acts, dancing, and magic gestures according to the coming-of-age book; Any man involved in the ritual, and even his wife, also have to perform many ritual movements as directed by the shamen.
Unlike the Red Dao and Dao Tien ethnic groups, the Dao Ao Dai people have a quite special ritual called incarnation. Accordingly, the person involved in the ritual must squat motionlessly with fingers and toes intertwined for about an hour, and then be gently pushed by the shamen to fall into a hammock supported by 3-4 persons. Following the incarnation ritual is a teaching ritual, an oath ritual, and a coming-of-age naming ritual. In all the Dao groups, after performing all the complex rituals and recognizing the coming-of-age for the men involved, the shamen must give thanks to their ancestors and the gods who have come to attend, then the ritual will come to an end.
Nam Ly Retreat has space for all kinds of traditional folklore art: Birth ritual, Bumper-crop praying ceremony, Coming-of-age ritual, etc. for tourist groups.
Please book in advance for us to serve you more wholeheartedly and thoughtfully.
[Vietnamese]
Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì. Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái.
Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng thì lễ Cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị.
Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.
Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung... Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng... Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau.
Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.
Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ. Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.
Nậm Lỳ Retreat có không gian diễn xướng loại hình nghệ thuật dân gian: Cầu sinh, cầu mùa, cấp sắc...cho các đoàn du khách.
Quý khách vui lòng đặt lịch biểu diễn để chúng tôi phục vụ tận tình, chu đáo
#vietnam#hagiang#hoangsuphi#namlyretreat#loop#looptour#terraces